Hoá đơn điện tử được đánh giá là một trong những công cụ đắc lực, giúp doanh nghiệp tối ưu hoá quá trình giao dịch thương mại. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ hình thức hóa đơn giấy truyền thống sang hóa đơn điện tử vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Do đó, Thông tư 68 về hóa đơn điện tử được ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng hoá đơn điện tử được tốt hơn. Vậy cụ thể Thông tư này ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Vì sao cần phải ban hành thông tư 68 về hoá đơn điện tử?
Như chúng ta đã biết, hoá đơn điện tử là loại chứng từ được tạo ra, gửi đi sau đó doanh nghiệp sẽ lưu trữ và quản lý bằng máy tính. So với việc sử dụng hoá đơn giấy truyền thống, hoá đơn điện tử đem lại rất nhiều lợi ích, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công tác quản lý của cơ quan Thuế cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong cải cách hành chính.
Tuy nhiên, sau hơn 8 năm triển khai thí điểm, người dùng hoá đơn điện tử cũng đối mặt với không ít khó khăn. Nhiều doanh nghiệp cho biết công tác triển khai hoá lập hoá đơn điện tử trong thực tiễn vẫn chưa thật sự bài bản. Đồng thời hoạt động tuyên truyền của ngành Thuế chưa thực sự rõ ràng. Doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh cần được hướng dẫn cụ thể và nhận thấy được lợi ích cũng như sự tiện lợi của hoá đơn điện tử trong giao dịch thương mại.
Chính vì vậy, có thể nói việc ban hành thông tư 68/2019/TT-BTC được xem là chìa khóa giúp tháo bỏ những khó khăn trong quá trình triển khai và thực hiện chuyển đổi hoá đơn điện tử cho doanh nghiệp.
Cụ thể thông tư này được ban hành nhằm mục đích hướng dẫn thực hiện một số điều nằm trong Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018. Đây là Nghị định do Chính phủ ban hành ngay 12/09/2018, quy định các vấn đề liên quan hoá đơn điện tử trong giao dịch bán hàng và cung ứng dịch vụ.
Vậy Thông tư số 68/2019/TT-BTC là gì?
Được Bộ Tài chính ban hành vào ngày 30/09/2019, Thông tư 68 về hóa đơn điện tử có tổng cộng 5 Chương, 27 Điều và 2 Phụ lục. Trong đó Phụ lục 1 gồm 5 loại hoá đơn điện tử mẫu, Phụ lục 2 là Bảng tổng hợp dữ liệu hoá đơn điện tử mẫu dùng khi gửi cơ quan Thuế.
Không chỉ kế thừa những nội dung hợp lý trước đó của Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 68 còn bổ sung thêm một số quy định và làm rõ hơn các khái niệm văn bản quy phạm pháp luật. Từ đó, người dùng sẽ được hướng dẫn cụ thể và quy trình áp dụng hoá đơn điện tử trong thực tế cũng được chuẩn hoá và đồng bộ hơn
Tìm hiểu 5 điểm cần lưu ý khi áp dụng Thông tư số 68/2019/TT-BTC
Hiện nay Thông tư số 68 đã được công bố rộng rãi và có thể dễ dàng tìm đọc toàn bộ Thông tư chỉ với vài cú click chuột. Tuy nhiên, để nhanh chóng nắm bắt nội dung quan trọng, bạn nên tập trung vào 5 điểm cần lưu ý dưới đây:
Thời điểm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử
Do còn khá nhiều vấn đề bất cập liên quan kiến thức lẫn cơ sở vật chất, không ít doanh nghiệp cảm thấy lo lắng và quan tâm đến thời điểm bắt buộc sử dụng hoá đơn điện tử là khi nào. Liên quan đến vấn để thắc mắc trên, tại khoản 3 và 4 Điều 26 Thông tư 68 có quy định: từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, các doanh nghiệp vẫn sẽ được phép sử dụng hóa đơn cũ song song hóa đơn điện tử.
>>Quy định về mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn điện tử
Đây được xem là giải pháp giúp các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao phục vụ cho việc đăng ký và sử dụng hoá đơn điện tử. Như vậy, điều này đồng nghĩa thời hạn dự kiến áp dụng bắt buộc hóa đơn điện tử theo Thông tư 68 sẽ là ngày 01/11/2020 (nếu không có thông báo khác liên quan từ Cơ quan Thuế)
Quy định về một số nội dung trên hóa đơn điện tử
Khi khởi tạo bất kỳ hoá đơn nào thì phần nội dung cũng được xem là phần quan trọng nhất. Bởi tất cả thông tin liên quan giao dịch thương mại đều sẽ được thể hiện tại đây. Nhằm mục đích đồng bộ và chuẩn hóa thông tin, nội dung trên hóa đơn điện tử đã được Thông tư 68 bổ sung thêm quy định cụ thể như sau:
Ký hiệu hoá đơn
Thay vì sử dụng ký tự chữ như trước, ký hiệu mẫu hoá đơn giờ đây sẽ được dùng ký tự số. Trong đó 1 sẽ thay là GTGT, 2 là BH, 3 là Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử và 4 là các loại hoá đơn khác (ví dụ tem, vé, thẻ điện tử,…)
Ngoài ra ký hiệu hoá đơn sẽ có 6 ký tự số và chữ, gồm: chữ C (có mã) hoặc K (không có mã) + hai số cuối của năm lập hoá đơn + loại hoá đơn T ( hoá đơn do doanh nghiệp tự đăng ký sử dụng), L ( do cơ quan Thuế cấp), D ( hoá đơn đặc thù), M ( hoá đơn từ máy tính tiền) + hai ký hiệu quản lý riêng của doanh nghiệp ( như AA, BB, YY,…)
Ví dụ ta có hoá đơn GTGT được lập năm 2021 do doanh nghiệp đăng ký sử dụng với cơ quan Thuế có ký hiệu quản lý là AA. Ký hiệu đầy đủ của hoá đơn này sẽ là 1C21TAA.
Số hoá đơn
Số hoá đơn là thứ tự do người bán đánh số khi lập hoá đơn. Dãy số này gồm có 8 chữ số, bắt đầu từ số 1 vào ngày 1/1 hoặc ngày bắt đầu sử dụng và kết thúc vào ngày 31/12 của mỗi năm. Lưu ý dãy số hoá đơn chỉ được đánh tối đa đến số 99 999 999.
Thời điểm lập hoá đơn và chữ ký người mua
Nếu hoá đơn điện tử trong hoạt động bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ thì thời điểm lập hoá đơn vẫn sẽ được thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 7 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP. Đối với các trường hợp còn lại, Thông tư 68 đều có hướng dẫn thực hiện chi tiết tại Điều 4.
Ngoài ra, thông tư 68 cũng quy định chữ ký người mua không cần thiết phải có trên Hóa đơn điện tử. Trừ trường hợp người mua là Cơ sở kinh doanh, đồng thời giữa bên mua và bán có sự thoả thuận về các điều kiện kỹ thuật cần người mua đáp ứng để ký số, ký điện tử trên hoá đơn.
>>Tổng hợp các mẫu hóa đơn điện tử theo từng lĩnh vực ngành nghề
Định dạng hóa đơn điện tử
Trong giai đoạn bắt đầu triển khai thí điểm, có không ít doanh nghiệp chưa hiểu chính xác về định dạng hoá đơn điện tử. Điều này không chỉ gây khó khăn cho quá trình chia sẻ, quản lý dữ liệu, mà còn tạo ra lỗ hổng cho kẻ gian sử dụng hoá đơn điện tử giả.
Do đó, Bộ Tài Chính đã quyết định chuẩn hóa định dạng hoá đơn điện tử và hướng dẫn chi tiết trong Thông tư 68. Cụ thể hoá đơn điện tử phải được định dạng bằng XML và gồm hai phần: phần chứa dữ liệu nghiệp vụ và phần chứa dữ liệu chữ ký số. Riêng đối với hoá đơn có mã của Cơ quan Thuế phải có thêm phần chứa dữ liệu mã Cơ quan Thuế
Bên cạnh đó, chúng ta cần lưu ý các dữ liệu này khi truyền trực tiếp đến Cơ quan Thuế phải thông qua kênh riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3 với phương thức kết nối là Web Service hoặc Message Queue. Đồng thời sử dụng giao thức SOAP trong việc đóng gói và truyền dữ liệu.
XEM THÊM:
- Quy định về lưu trữ, hủy và tiêu hủy hóa đơn điện tử thế nào là đúng?
- Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu và chữ ký không? Tìm hiểu ngay!
Điều kiện của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
Nhằm rút ngắn thời gian triển khai sử dụng hoá đơn điện tử hoàn toàn, Bộ Tài Chính quyết định mở rộng thêm các đối tượng là tổ chức cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử. Tuy nhiên, các điều kiện để trở thành tổ chức cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử không hề đơn giản. Tất cả đều được quy định cụ thể và chặt chẽ hơn so với khoản 1 điều 32 Nghị định 119.
Với hơn 15 năm hình thành và phát triển, Viettel vô cùng tự hào khi là một trong những tổ chức đi đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp công nghệ thông tin, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nhân sự, kỹ thuật theo quy định của Bộ Tài Chính. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị cung ứng dịch vụ hoá đơn điện tử, chắc chắn Viettel sẽ là lựa chọn an toàn và không thể lý tưởng hơn.
Trên đây là những vấn đề quan trọng liên quan Thông tư 68 về hoá đơn điện tử Viettel. Hy vọng bài viết sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện quá trình chuyển đổi sang hóa đơn điện tử được nhanh chóng và chính xác nhất! Để tìm hiểu thêm thông tin hay truy câp vào website: hoadondientuvt.vn hoặc liên hệ tới hotline 18008000