Mẫu hóa đơn điện tử bao gồm những thông tin nào để xác định độ chính xác và giá trị hóa đơn? Các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau cũng sẽ có các loại hóa đơn riêng biệt phù hợp với từng loại dịch vụ, hàng hóa. Bạn đang tìm kiếm loại hóa đơn điện tử nào thích hợp với lĩnh vực ngành nghề bạn đang công tác. Hãy cùng bài viết sau của https://hoadondientuvt.vn tìm hiểu nhé.
Tìm hiểu những thông tin cơ bản chung sẽ có trên hóa đơn điện tử
Theo luật quản lý thuế ban hành vào năm 2019, bắt đầu từ tháng 7 năm 2022 tất cả các giao dịch sẽ có bước biến đổi ngoạn mục. Công việc kinh doanh xuất phát từ doanh nghiệp/ do công ty đều chuyển từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử Viettel. Điều này mang đến những cơ hội mới, ưu điểm mới tốt hơn và cũng từ đây mang tới nhiều cơ hội cho việc kinh doanh.
Tuy rằng mỗi hóa đơn ở từng ngành nghề có đặc điểm khác nhau nhưng giữa nhiều loại hóa đơn ban hành vẫn có điểm chung. Nắm bắt các phần này giúp việc kiểm tra giá trị của hóa đơn điện tử nhanh hơn, dễ dàng hơn.
- Thông tin chung bao gồm tên/ logo nơi xuất hóa đơn, mẫu số, ký hiệu, mã QR, tên hóa đơn (thường là hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng).
- Thông tin về người cung cấp hàng hóa/ dịch vụ bao gồm tên họ, địa chỉ, số điện thoại, tên công ty đại diện, mã số thuế.
- Thông tin của người mua hàng hóa/ dịch vụ bao gồm tên họ, địa chỉ, số điện thoại, tên công ty đại diện, mã số thuế, số tài khoản.
- Thông tin cụ thể về giao dịch bao gồm số thứ tự, số lượng, đơn giá, tổng tiền, các loại thuế, phí dịch vụ, tổng tiền chung.
- Chữ ký điện tử, họ tên đầy đủ của người cung cấp hàng hóa/ dịch vụ và người sử dụng hàng hóa/ dịch vụ.
Tổng hợp các mẫu hóa đơn điện tử theo từng lĩnh vực ngành nghề riêng biệt
Hóa đơn điện tử ngoài các thông tin cơ bản cần phải có ra, mỗi loại ngành nghề riêng biệt đều sẽ có những tiêu chuẩn cần bổ sung. Mong rằng những loại hóa đơn điện tử của 4 lĩnh vực sau sẽ giúp bạn có thêm nguồn tin hữu ích.
Lĩnh vực y tế – mẫu hóa đơn điện tử
Lĩnh vực y tế cũng là ngành nghề nằm trong danh mục cần sử dụng hóa đơn điện tử. Hiện nay có nhiều nơi cung cấp dịch vụ khởi tạo hóa đơn và hoạt động không kiểm soát. Đặt sai niềm tin sẽ làm giá trị hóa đơn của bạn không còn giá trị sử dụng. Do đó, riêng về lĩnh vực y tế, trong hóa đơn cần có trình tự các thông tin dưới đây. Chỉ khi đáp ứng đủ 100% thì mới là hóa đơn đạt chuẩn đúng pháp luật và có thể lưu hành trên thị trường.
Mẫu hóa đơn bán hàng ở lĩnh vực y tế
- Phía bên trái của hóa đơn thường là mẫu logo đại diện của bên cung cấp hóa đơn (bao gồm cả logo và tên thương hiệu).
- Phía bên góc trái sẽ bao gồm các mã số tra cứu (đối với hóa đơn có mã), ký hiệu của hóa đơn điện tử và số hóa đơn chuyển đổi thành mã QR.
- Phần trên cùng, chính giữa hóa đơn là tên của hóa đơn viết in hoa (HÓA ĐƠN BÁN HÀNG). Ngay bên dưới là ngày tháng năm trích xuất hóa đơn giao dịch cho giữa hai bên mua – bán.
- Ngay bên dưới sẽ có mã số thuế để bên tổng cục thuế kiểm soát các hóa đơn đã được giao dịch. Và khi có kiểm tra đột xuất, bên tổng cục dựa vào mã số thuế (13 số) kết hợp cùng mẫu số, ký hiệu để tra cứu.
- Kế đó là địa chỉ cụ thể (viết đúng số nhà, quận huyện tỉnh) của công ty/ doanh nghiệp bán hàng. Hàng liền kề sẽ có số điện thoại liên hệ khi có vấn đề xảy ra.
- Sau đó là họ tên đầy đủ của người mua hàng, tên công ty/ doanh nghiệp muốn mua hàng và mã số thuế của người mua. Bên dưới hàng này sẽ có địa chỉ, số điện thoại và đặc biệt không thể thiếu hình thức thanh toán (ghi rõ tiền mặt hay chuyển khoản)
- Tiếp theo là phần bảng có 6 cột dọc, từ trái sang phải bao gồm số thứ tự hàng hóa, cột tên hàng hóa, cột đơn vị tính, cột số lượng mua, cột đơn giá và tổng giá trị của từng móng hàng.
- Ngay khi kết thúc cột trên, hóa đơn cần có thêm chỗ ghi tổng số tiền chung (toàn hóa đơn) viết bằng cả chữ và số. Ngay bên dưới là chữ ký của người mua và người bán hàng.
>>Hướng dẫn Lập và Xuất hóa đơn điện tử mọi lúc mọi nơi
Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng của lĩnh vực y tế:
- Phần bên trên cùng sẽ tương tự như hóa đơn bán hàng, bao gồm logo và tên công ty, ngày tháng năm xuất hóa đơn, mẫu số, số ký hiệu và số QR. Bên dưới là mã số thuế, địa chỉ và số điện thoại của người bán. Tuy nhiên ở phần này thêm vào một dòng đó là số tài khoản của người bán hàng (trích hóa đơn điện tử).
- Phần thứ hai bao gồm các thông tin của người mua hàng, bao gồm họ và tên đầy đủ, tên đơn vị, mã số thuế, địa chỉ liên hệ, hình thức thanh toán. Tương tự như trên, ở phần người mua cũng được bổ sung số tài khoản để tiện cho việc giao dịch. Sau phần này hóa đơn hiện tử sẽ có khoảng trống nhỏ để phân biệt giữa thông tin người bán – người mua.
- Phần cột bên dưới cũng có 6 cột dọc, gồm số thứ tự, tên dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá và thành tiền. Bên dưới sẽ có thêm cột ngang bao gồm thuế suất GTGT, tổng tiền hàng, tổng tiền thuế GTGT, tổng tiền cần thanh toán sau khi tính thuế bằng số và chữ. Cuối cùng là tên tuổi và chữ ký của người mua – người bán.
Mẫu hóa đơn điện tử dành cho lĩnh vực giáo dục
Khi mua các dịch vụ hoặc hàng hóa liên quan đến giáo dục cũng sẽ xuất hóa đơn điện tử thay vì viết giấy như trước. Mặc dù tới năm 2022 mới chính thức bắt buộc nhưng hiện nay nhiều cơ quan, tổ chức đã áp dụng dùng hóa đơn điện tử khi giao dịch. Nhìn chung, hóa đơn Giá trị gia tăng khi mua bán ở lĩnh vực giáo dục không khác lĩnh vực y tế. Bạn có thể theo dõi các điểm ở trên và đối chiếu vào hóa đơn để đánh giá độ an toàn của loại hóa đơn điện tử đó.
Hơn nữa, bất kể dù hóa đơn cho lĩnh vực giáo dục hay hóa đơn ngành nghề khác cũng cần được đối chiếu kỹ càng. Bạn cần kiểm tra chi tiết từ tên người mua – bán, mã số thuế và đặc biệt là thông tin hàng hóa – giá cả. Như vậy sẽ giúp bạn tránh khỏi thiếu sót và rắc rối sau khi hoàn thiện giao dịch. Riêng với số mã được chuyển đổi mã QR, bạn có thể dùng điện thoại hoặc máy quét QR để kiểm tra.
Mẫu hóa đơn điện tử dành cho lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nơi lưu trú
Mẫu hóa đơn điện tử không tính thuế tiêu thụ
Với mẫu hóa đơn điện tử cho ngành nghề này cũng gồm 5 phần cơ bản có nét tương tự với hóa đơn như trên. Tuy nhiên cũng có điểm mới được bổ sung để hợp với đặc trưng ngành nghề hơn, cụ thể:
- Phần 1: Tên logo, tên công ty xuất hóa đơn, tên hóa đơn viết in, ngày tháng xuất hóa đơn, các loại mã tra (ký hiệu, mã số, mã Qr).
- Phần 2: Bao gồm tên khách sạn, nhà nghỉ, nơi lưu trú đầy đủ, mã số thuế, địa chỉ chi tiết, điện thoại và số tài khoản (dùng cho việc đặt cọc hoặc thanh toán trước).
- Phần 3: Bao gồm thông tin của người sử dụng và mua hàng hóa/ dịch vụ tại đây. Thông tin cơ bản gồm tên người mua, tên đơn vị, mã số thuế, địa chỉ, hình thức thanh toán, số tài khoản. Riêng phần này bổ sung thêm số phòng đã đặt, ngày đến và ngày đi cụ thể.
- Phần 4 bao gồm bảng tính phí sử dụng chi tiết gồm 6 cột dọc (số thứ tự, tên dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá và thành tiền). Bên dưới ngoài gồm thuế suất GTGT, tổng tiền hàng, tổng tiền thuế GTGT, tổng tiền cần thanh toán sau khi tính thuế bằng số và chữ còn có thêm phí dịch vụ. Loại phí này không phải lúc nào cũng cần sử dụng tới, chỉ tính khi khách sạn/ nơi lưu trú có cung cấp và khách hàng có nhu cầu dùng mà thôi.
>>Hướng dẫn đăng ký hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp mới thành lập
Hóa đơn có tính thuế tiêu thụ
Với loại hóa đơn có tính thêm thuế tiêu thụ sẽ có điểm khác biệt rõ ràng với thông tin ở hóa đơn trên. Mặc dù cả hai hóa đơn điện tử đều thuộc lĩnh vực khách sạn/ lưu trú và cũng đều là hóa đơn giá trị gia tăng.
- Phần 1 được giữ nguyên thông tin bao gồm tên công ty/ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, tên hóa đơn , mẫu số, ký hiệu, số Qr, ngày tháng năm xuất hóa đơn.
- Phần 2 có sự biến đổi rõ rệt so với hóa trên ở trên. Ở đây chỉ có họ tên của người mua hàng/ sử dụng dịch vị, tên đơn vị, số phòng, mã số thuế, địa chỉ, số tài khoản, hình thức thanh toán, ngày đến, ngày đi. Toàn bộ thông tin ở phần 2 đều thuộc về người sử dụng dịch vụ/ bên mua hàng hóa mà thôi.
- Phần 3 vẫn có 6 cột như trên, nhưng được bổ sung thêm tiền thuế TTĐB (tính theo %) và tiền số sau chuyển đổi % bên cạnh phí dịch vụ, thuế GTGT, tổng tiền thanh toán (số và chữ). Bên dưới không thể thiếu họ, tên đầy đủ của người mua và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Hóa đơn điện tử của lĩnh vực khách sạn chia làm loại hóa đơn có thuế tiêu thụ
Mẫu hóa đơn điện tử dành cho lĩnh vực vận chuyển
- Phần 1: giữ nguyên thông tin bao gồm tên công ty/ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, tên hóa đơn , mẫu số, ký hiệu, số Qr, ngày tháng năm xuất hóa đơn.
- Phần 2: Bao gồm tên đầy đủ nơi xuất hóa đơn, mã số thuế, địa chỉ chi tiết, điện thoại và số tài khoản (dùng cho việc đặt cọc hoặc thanh toán trước).
- Phần 3: Bao gồm thông tin người sử dụng dịch vụ/ người mua hàng hóa. Trong đó có họ tên, tên đơn vị, địa chỉ, mã số thuế, số tài khoản, hình thức thanh toán. Để phù hợp với lĩnh vực vận chuyển, hóa đơn điện tử bổ sung thêm số hợp đồng, vận đơn, tên tàu, quốc tịch, ngày đến, ngày đi.
- Phần 4: gồm 7 cột dọc (số thứ tự, tên dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế giá trị gia tăng. Trong đó tại cột cuối cùng (thuế GTGT) sẽ chia thành 02 cột nhỏ bao gồm: % và tiền thuế. Các thông tin như tiền hàng, tiền thuế GTGT, tiền thanh toán, tổng tiền đều được giữ nguyên vị trí giống như hóa đơn ở trên. Cuối cùng là tên tuổi và chữ ký đầy đủ của người mua – người bán.
Nên chọn gói hóa đơn điện tử theo ngành nghề ở địa chỉ nào uy tín
Rất nhiều năm trước, hóa đơn điện tử đã được áp dụng tuy nhiên số lượng không nhiều. Kể từ ngày luật quản lý thuế được ban hành năm 2019, ngày càng có nhiều doanh nghiệp chọn sử dụng loại hóa đơn mới này. Chính vì vậy các tổ chức cung cấp dịch vụ khởi tạo hóa đơn điện tử theo đúng quy định của pháp luật đã bùng nổ. Đứng trước tình hình đó, yêu cầu công ty phải lựa chọn đúng nơi để đảm bảo độ tin cậy và hợp pháp của hóa đơn.
Hóa đơn điện tử Viettel là link trang web chính thức của công ty SINVOICE. Đây là nơi chuyên cung cấp các loại hóa đơn điện tử theo quy định pháp luật. Hơn nữa, các loại hóa đơn phải phù hộ với mỗi loại ngành nghề khác nhau. Tin tưởng chọn SINVOICE tức là bạn đã dành trọn niềm tin đúng nơi, không cần e ngại bất kỳ vấn đề rắc rối nào khác. Chỉ cần cung cấp đủ thông tin, SINVOICE sẽ có trách nhiệm làm tất cả công việc xác lập hóa đơn điện tử cho bạn.
XEM THÊM:
- Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu và chữ ký không? Tìm hiểu ngay!
- Quy định về lưu trữ, hủy và tiêu hủy hóa đơn điện tử thế nào là đúng?
- Hướng dẫn đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
Với bài viết tổng hợp về các mẫu hóa đơn điện tử theo từng lĩnh vực ngành nghề trên đây, mong rằng bạn có thêm hiểu biết giúp ích cho doanh nghiệp của mình. Trong các bài viết tiếp theo trên trang web Phần mềm hóa đơn điện tử Viettel chắc chắn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích xoay quanh hóa đơn điện tử cho bạn tham khảo. Hãy chia sẻ và lưu lại trang web này hoặc liên hệ tới số hotline 18008000 để biết thêm thông tin hữu ích