Chữ ký số và chứng thư số là 2 thuật ngữ quen thuộc với các doanh nghiệp kinh doanh trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên thực tế theo ghi nhận thì vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu sai lệch, nhầm lẫn hai thuật ngữ này. Vậy nên ngay sau đây hoadondientuvt.vn sẽ giải mã chi tiết sự khác nhau giữa chữ ký số với chứng thư số. Bạn có thể cập nhật để phân biệt rõ ràng từng thuật ngữ qua đó biết cách sử dụng chính xác.
Tìm hiểu chữ ký số là gì?
Bạn cần ghi nhớ rằng chữ ký số và chứng thư số hoàn toàn khác biệt nhau. Theo đó để hiểu rõ khác biệt tồn tại giữa hai thuật ngữ thì điều quan trọng bạn cần nắm bắt bản chất. Và trước tiên bạn hãy tìm hiểu chữ ký số là gì?
>>Hướng dẫn tự mở khóa token Viettel, sử dụng tool reset token Viettel
Định nghĩa chữ ký số
Chữ ký số về bản chất là một dạng chữ ký điện tử. Nếu xét tổng quát thì chữ ký số tương tự chữ ký viết tay. Nghĩa là chữ ký số cũng được dùng để chứng thực, cam kết lời hứa của tổ chức, cá nhân nào đó. Tuy nhiên chữ ký số không sử dụng giấy mực. Thay vào đó chữ ký được tạo ra dựa vào công nghệ mã hóa RSA. Đồng thời chữ ký số được lưu trữ trên thiết bị vật lý USB Token.
Đặc biệt mỗi cá nhân, tổ chức sẽ phải có 1 cặp khóa. Bao gồm một PUBLIC Key với một PRIVATE KEY. Trong đó:
- PRIVATE KEY: Đây là khóa bí mật sử dụng trong liên kết cặp khóa dùng tạo chữ ký số, hệ thống mã không đối xứng.
- PUBLIC KEY: Đây là khóa công khai. Khóa được dùng trong việc kiểm tra chữ ký số. Đặc biệt khóa được tạo ra bởi PRIVATE KEY tương ứng trong cặp khóa với hệ thống mã không đối xứng.
- Người ký: Người sử dụng PRIVATE KEY để ký vào nội dung thông điệp tài liệu dưới tên mình
- Người nhận: Chính là người nhận thông báo thông điệp dữ liệu ký số bởi người ký thông qua việc dụng chứng thư số của người ý nhằm kiểm tra chữ ký số trên dữ liệu nhận được. Sau đó thực hiện các hoạt động liên quan.
- Ký số: Đây là việc đưa PRIVATE KEY vào phần mềm hệ thống tự động tạo, gắn chữ ký số vào dữ liệu.
Cách sử dụng chữ ký số
Chữ ký số được sử dụng trong môi trường công nghệ số internet. Trong đó vai trò chính của chữ ký số chính là xác thực nội dung thông tin văn bản dữ liệu. Chẳng hạn trên thực tế chữ ký số được sử dụng như sau:
- Kê khai thuế qua mạng
- Nộp thuế điện tử
- Kê khai hải quan
- Giao dịch liên quan tới lĩnh vực bảo hiểm xã hội
- Giao dịch trong lĩnh vực ngân hàng
- Giao dịch liên quan tới hoạt động thương mại điện tử
- Hoạt động trong thanh toán trực tuyến
- ….
Ngoài ra chữ ký số cũng tham gia vào vai trò xác thực hóa đơn điện tử của doanh nghiệp phát hành. Theo đó bằng cách xác nhận HĐĐT đã lập xong. Hoặc trong trường hợp ký số cùng lúc trên nhiều hóa đơn.
Tìm hiểu chứng thư số là gì?
Tiếp theo, bạn hãy tìm hiểu chi tiết chứng thư số là gì. Điều này sẽ giúp bạn so sánh và phân biệt được rõ ràng 2 thuật ngữ chứng thư số và chữ ký số. Chi tiết như sau:
Định nghĩa chứng thư số
Chứng thư số hay còn được gọi là SSL Certificate. Đây là một loại chứng thư điện tử. Song chứng thư số được cấp bởi đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Và về cơ bản bạn có thể xem SSL Certificate như một tấm thẻ CCCD/hộ chiếu hoặc CMND của doanh nghiệp dùng trong thế giới internet, máy tính với một PUBLIC KEY.
Đặc biệt thông thường SSL Certificate là cặp khóa phải đảm bảo được mã hóa dữ liệu với các thông tin đầy đủ. Bao gồm như là:
- Tên đơn vị thực hiện chứng thực chữ ký số
- Tên của thuê bao người sử dụng
- Số hiệu của chứng thư số
- Thời hạn hiệu lực chứng thư số
- Khóa công khai PUBLIC KEY của thuê bao
- Chữ ký số của cơ quan chứng thực chữ ký số
- Phạm vị sử dụng chứng thư số
- …
Hơn nữa SSL Certificate chứ PUBLIC KEY với thông tin thuê bao người dùng phải theo chuẩn X.509 tạo bởi tổ chức chứng thực. Riêng khóa bí mật chữ ký số phải lưu trữ trong Token. Như vậy thì khóa bí mật sẽ được bảo mật, không bị sao chép hay virus tấn công.
>>Hướng dẫn cài đặt tool kiểm tra thời hạn cho chữ ký số VIETTEL-CA
Cách sử dụng chứng thư số
Chứng thư số được tạo ra nhằm xác định danh tính của đối tượng thực hiện ký số. Đồng thời cùng với đó xác nhận liệu việc ký số được thực hiện có chính hay không. Hay hiểu theo cách khác, SSL Certificate chính là một công cụ xác minh tính hợp lệ của chữ ký số cá nhân/doanh nghiệp khi tham gia giao dịch điện tử trên hệ thống máy chủ.
Đặc biệt SSL Certificate trên thực tế được sử dụng để thực hiện các giao dịch điện tử. Chẳng hạn như:
- Nộp thuế qua mạng
- Khai báo hải quan
- …
Tuy nhiên SSL Certificate khi sử dụng phải được sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền. Trong đó chính xác đó là cơ quan chấp chứng thư số cung cấp.
Vậy sự khác biệt giữa chữ ký số và chứng thư số là gì?
Qua những phân tích ở trên bạn có thể nhìn nhận được phần nào sự khác biệt giữ chữ ký số với chứng thư số. Tuy nhiên để dễ dàng hơn thì bạn có thể tổng hợp những khác biệt tồn tại cơ bản giữa hai thuật ngữ này sau đây.
Chữ ký số và chứng thư số đảm nhiệm những vai trò riêng
Chứng thư số và chữ ký số tồn tại nhiều điểm khác biệt. Trong đó điểm khác biệt đầu tiên bạn có thể ghi nhớ là vai trò của chúng. Bởi vì thực tế thì chữ ký số với chứng thư số được tạo ra để đảm nhiệm những vai trò riêng.
Cụ thể chứng thư số được tạo ra với vai trò làm cơ sở xác định việc ký số đúng hay sai. Còn đối với chữ ký số thì lại đảm nhiệm vai trò xác nhận thông tin văn bản. Nghĩa là sự hiện diện của chữ ký số là để cam kết cho lời hứa của cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Chứng thư số là tiền đề để tạo ra chữ ký số
Điểm khác biệt thứ 2 giữa chứng thư số và chữ ký số là “căn cứ ra đời”. Theo đó về cơ bản bạn có thể hiểu chứng thư số phải được tạo ra trước. Rồi tiếp đó cá nhân hay doanh nghiệp mới có thể tiến hành tạo chữ ký số theo mong muốn của mình. Bởi vì luật quy định chỉ khi đã có chứng thư số thì doanh nghiệp, cá nhân mới được phép lập chữ ký số.
Đặc biệt theo ghi nhận thì chữ ký số điện tử sẽ đảm bảo an toàn khi được lập trong thời gian SSL Certificate có hiệu lực. Đồng thời có thể kiểm tra bằng PUBLIC KEY. Ngoài ra, bạn cũng có thể hiểu đơn giản giữa chữ ký số và chứng thư số tồn tại mối quan hệ hỗ trợ. Trong đó.
- SSL Certificate có chứa PUBLIC KEY
- Chữ ký số có chứa PRIVATE KEY
Vì thế cả hai sẽ kết hợp tạo ra một cặp khóa. Lúc này người dùng có thể sử dụng cặp khóa được tạo ra để ký số
XEM THÊM:
- Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu và chữ ký không? Tìm hiểu ngay!
- Lỗi “Chứng thư số chưa được đăng ký với cơ quan Thuế” xử lý như thế nào?
Kết luận
Chúng tôi vừa giải mã chi tiết những khác biệt tồn tại giữa hai thuật ngữ chữ ký số và chứng thư số. Bạn có thể tham khảo ngay để giải đáp được băn khoăn và tránh tối đa sự nhầm lẫn khi sử dụng. Đặc biệt bạn lưu ý nếu có nhu cầu xin cấp chứng thư số, chữ ký số đừng quên tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ uy tín. Đơn giản bạn có thể kết nối tới đơn vị chúng tôi qua website phần mềm hóa đơn điện tử Viettel hoặc liên hệ trực tiếp đén số hotline 18008000. Chắc chắn các chuyên gia của Viettel sẽ đồng hành cùng bạn.