Kết xuất và nộp báo cáo tài chính là việc không thể thiếu trong việc kinh doanh. Việc này đã được quy định trong luật pháp và doanh nghiệp cần tuân thủ. Tuy nhiên việc kết xuất và gửi báo cáo khá phức tạp cần các thông tin đầy đủ. Hiểu được điều đó bài viết dưới đây đã bật mí chi tiết các lập kết xuất và gửi tờ khai bôn báo cáo tài chính đúng đắn nhất hiện nay.
Tìm hiểu 5 bước kết xuất tài chính chi tiết nhất
Kết xuất tài chính là việc vô cùng quan trọng, kể cả ở doanh nghiệp lớn và nhỏ. Lập báo cáo không phải đơn giản cần trải qua nhiều công đoạn phức tạp, đánh giá tài chính trên nhiều phương diện khác nhau. Năm bước sau đây sẽ giúp bạn có đủ thông tin chi tiết về kết xuất tài chính.
Bước 1 Thiết lập lại tất cả các giấy tờ, chứng minh liên quan đến kế toán
Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng hàng đầu để kết xuất không gặp bất cứ vấn đề nào về sau. Trước hết, doanh nghiệp cần tổng hợp tất cả các loại hóa đơn, chứng từ, giấy tờ đã ký kết và giao dịch trong thời gian vừa qua.
Thứ hai, tất cả đều phải sắp xếp theo đúng trình tự thời gian, chứng từ nào có trước sẽ xếp trước. Thực hiện đúng yêu cầu này giúp báo cáo có tính minh bạch, đầy đủ, khoa học. Và hơn hết, bước 1 hoàn thiện sẽ giúp người kiểm tra tài chính sau này được thuận lợi hơn.
Bước 2 Quy tập các loại giấy giờ giao dịch phát sinh ngoài lề
Bên cạnh các loại giấy tờ giao dịch thông thường, báo cáo tài chính cũng cần quy tập các hóa đơn tài liệu pháp sinh. Các giao dịch cũng như hoạt động tài chính được kiểm kê này cần đáp ứng yêu cầu về quy định pháp luật. Tập hợp đủ sẽ giúp báo cáo tài chính toàn diện, đầy đủ cho doanh nghiệp. Đồng thời, báo cáo đúng tài chính giúp tổng cục thuế thông báo thuế đúng đắn hơn. Nếu không, khi phát hiện chênh lệch sẽ bị liệt vào hành vi trốn thuế và xử phạt luật.
>>Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14
Bước 3 Phân luồng tất cả các chứng từ giao dịch theo các phương diện
Báo cáo tài chính là văn bản khoa học nên không thể sắp xếp tùy tiện mà phải theo trình tự, nguyên tắc rõ ràng. Trước hết người lập kết xuất cần phân theo chu trình tháng hay từng quý. Tiếp theo, các chứng từ phải được kiểm kê, sắp xếp theo phương diện khác nhau. Chẳng hạn như dịch vụ hóa đơn điện tử Viettel, chứng từ cho việc trả trước hay trả sau, khấu hao hay đặt cọc,… Phân loại như vậy giúp báo cáo khoa học, dễ nhìn, dễ kiểm tra.
Bước 4 Tổng kiểm tra tất cả các giao dịch, giấy tờ đã, đang và hàng hóa đang chờ
Bước 4 được đánh giá là bước phức tạp nhất, khó khăn nhất vì cần đánh giá kiểm tra dưới nhiều hình thức khác nhau. 8 phương diện cần tổng kiểm tra dưới đây sẽ giúp quy trình lập báo cáo tài chính theo quý/ tháng dễ dàng, đầy đủ, chính xác hơn bao giờ hết.
Phương diện 1: Kiểm tra lại các mặt hàng đang được lưu kho
Hàng lưu kho có nhiều hay không ảnh hưởng đến việc đánh giá tài chính chung cho công ty/ doanh nghiệp. Có hai trường hợp xảy ra, thứ nhất kho không có hàng tồn đây là điểm đáng mừng cho doanh nghiệp. Lúc này cần đánh giá, căn chỉnh để vượt chỉ tiêu xuất hàng hơn quý trước.
Trường hợp thứ hai còn nhiều hàng hóa vẫn đang được lưu kho. Đây là dấu hiệu cho thấy phương pháp kinh doanh chưa phù hợp, cần tìm ra cách xử lý trong báo cáo đánh giá tài chính. Với nguồn hàng lưu kho, doanh nghiệp có thể thực hiện cách chạy giá vốn để bán hàng. Đương nhiên bán theo vốn vẫn cần chất lượng hàng, hóa đơn và được ghi lại trong báo cáo tài chính.
Phương diện 2 kiểm tra chi tiết các khoản vay – nợ ở hai mặt: người đi vay – người cho vay
Kể cả doanh nghiệp đang có vấn đề về cho vay vốn hoặc đang nợ thì cũng cần kê khai đầy đủ. Tính toán và thu số nợ về để công ty hoàn thành báo cáo tài chính. Một số trường hợp công nợ cần đối chiếu, chứng thực để đưa dữ liệu vào báo cáo tài chính.
Phương diện 3: Cần kiểm tra lại các nguồn vốn rót vào việc đầu tư
Đầu tư sinh lời hay thua lỗ cũng là một trong những nguyên nhân giúp bản báo cáo tài chính xác thực hơn. Cần kiểm tra, rà soát lại tất cả các nguồn vốn đã rót vào đầu tư. Sau đó kiểm kê từng hạng mục, đánh giá mức độ lợi nhuận và thua lỗ. Việc cuối cùng chính là đưa vào báo cáo tài chính và tìm phương hướng giải quyết tốt nhất.
Phương diện 4: Kiểm tra các loại vốn/ chi phí/ giao dịch đã dùng cho việc trả trước
Báo cáo tài chính đạt chuẩn nhằm đánh giá giá khách quan nhất không thể thiếu danh mục trả trước. Các khoản chi phí này nhằm mục đích đầu tư hay thanh toán cũng cần kiểm kê đầy đủ. Yêu cầu của phương diện này là đúng thực tế, đúng số liệu đã chi ra.
>>Hướng dẫn nộp tờ khai – Kê khai Thuế qua mạng
Phương diện 5: Kiểm tra các loại tài sản cố định còn đang sở hữu
Theo như thông tư 45 ban hành năm 2013, các loại tài sản đang sở hữu cũng sẽ được kiểm kê lại trong báo cáo tài chính. Tài sản cố định yêu cầu mức độ chính chủ, phải định giá trị chi tiết và nguy cơ – rủi ro xoay quanh phần tài sản này. Thông qua nắm bắt được tài sản cố định, doanh nghiệp có thể tính được các loại thuế suất cần chi trả. Như vậy góp phần kiểm định đánh giá rõ ràng trong báo cáo, tránh được sai phạm khi bị kiểm tra.
Phương diện 6: Kiểm kê lại toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp
Khâu này cực kỳ quan trọng trong kết xuất báo cáo tài chính, kể cả theo quý hoặc theo tháng. Dựa vào mức lợi nhuận cho việc bán hàng hóa/ dịch vụ sau khi khấu trừ thuế, vốn. Sau đó tổng kết vào báo cáo để ban quản trị đánh giá và đưa ra phương hướng điều chỉnh kịp thời. Nếu lợi nhuận tăng sẽ tiếp tục phát huy. Ngược lại khi lợi nhuận tuột dốc cần tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương án, biện pháp xử lý kịp thời giúp công ty lội ngược dòng ở các kỳ sau.
Phương diện 7: Kiểm tra mức giá vốn so với cơ chế thị trường
Chi phí cần bỏ ra mua/ sản xuất hàng hóa cao hay thấp đều ảnh hưởng tới mức tài chính. Phần chi này chi phối tới giá bán ra, dịch vụ của công ty. Đưa mức giá xuống thấp nhưng vẫn giữ nguyên giá trị thể hiện mức độ thành công của doanh nghiệp.
Phương diện 8: Kiểm kê lại hồ sơ chung
Với những phương diện trên sau khi tập hợp đủ cần tiến hành kiểm kê lại một lần nữa trước khi kết xuất báo cáo. Nếu ở bước phân luồng hồ sơ đã sai sẽ ảnh hưởng tới kết quả kết xuất tài chính chung. Khi có nhầm lẫn, nhẹ sẽ cần làm lại từ đầu tức là mất thời gian, công sức. Nặng còn bị phạt theo luật khi có thanh tra kiểm tra.
Bước 5: Số liệu hóa các dữ kiện
Sau khi xác định không sai ở các bước và 8 phương diện trên, doanh nghiệp sẽ tiến hành số hóa. Tức là chuyển đầu số, làm tròn đến mức chuẩn để không phát sinh số dư lẻ (dù là vốn, trả trước, lợi nhuận hay thua lỗ).
Bước 6 Xác lập báo cáo tài chính
Cần sử dụng phần mềm của Tổng cục thuế để kết xuất tài chính cho mỗi doanh nghiệp. Trước tiên cần đăng nhập (đăng ký nếu như báo cáo lần đầu) và điền mã thông tin để vào tài khoản. Tiếp theo hãy ấn vào “báo cáo tài chính” để nhập toàn bộ dữ liệu. Chú ý nhập đúng và kiểm tra kỹ lưỡng thông tin khi lưu vào. Cuối cùng chỉ cần lưu lại file và hoàn thiện báo cáo kết xuất, chuẩn bị nộp tài khai.
Nộp báo cáo tài chính như thế nào để hợp lệ và dễ dàng nhất
Hiện nay công nghệ số phát triển mang theo cực kỳ nhiều lợi ích trong giao dịch. Doanh nghiệp có thể mang giấy tờ đến tổng cục thuế để nộp thì có thể tiến hành nộp qua mạng internet.
Bước 1: Đăng nhập thông tin vào trang web của tổng cục thuế
Chỉ cần tìm trên google với đường link “cồng thông tin tổng cục thuế” hoặc nhấn vào đường link sau https://thuedientu.gdt.gov.vn/ truy cập. Sau đó chọn mục “doanh nghiệp” và mục “tờ khai” để đăng nhập tài khoản doanh nghiệp. Trên thanh đăng nhập hệ thống, cần nhập đầy đủ tên đăng nhập, mật khẩu, đối tượng (chọn Người nộp thuế) và cuối cùng nhấn vào ô “đăng nhập”.
Bước 2: Tải file báo cáo tài chính đã lập trước đó
Trong giao diện chính, bạn sẽ thấy thanh tùy chọn bao gồm: quản lý tài khoản, hoàn thuế, khai thuế, tra cứu. Hãy nhấn vào ô “khai thuế” và nhấn tiếp vào ô “nộp tài khai” hiện lên ngay bên dưới thanh tùy chọn.
Sau đó sẽ hiện lên trang mới bao gồm một ô trống dài và ô trống nhỏ có dòng chữ “chọn tệp tờ khai”. Hãy nhấn vào đó và chọn tài khai của mình, nhấn ok để xác nhận tải lên trang web của tổng cục thuế. Sau đó nhấn vào “ký điện tử” và “nộp tờ khai” để hoàn tất bước 2 khi nộp báo cáo.
Bước 3: Nộp phụ lục và hoàn tất gửi báo cáo tài chính
Trong thanh tùy chọn, nhấn vào “tra cứu”, nhấn tiếp vào “tờ khai” để mở ra thanh tùy chọn mới. Khi có giao diện mới, tiếp tục nhấn vào ô “tài khai” và nhập các thông tin (bao gồm mã giao dịch, nộp từ ngày … đến ngày …) và nhấn vào “tra cứu”. Nhấn tiếp vào ô “ký điện tử” và “nộp tờ khai để hoàn tất bước 3 nộp phụ lục.
XEM THÊM:
- 4 Lưu ý khi lập và nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
- Hướng dẫn lập và kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
- Mẫu hóa đơn điện tử song ngữ hợp lệ như thế nào?
- Cách tra cứu hóa đơn điện tử mà viettel hướng dẫn
Kết xuất và gửi tờ khai bộ báo cáo tài chính cần có sự chính xác tỉ mỉ. Như vậy mới giúp công ty đề ra chiến lượng kinh doanh và giúp tổng cục thuế kiểm tra dễ hơn. Dựa vào những thông tin trên đây, mong rằng có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn xoay quanh việc quan trọng này. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy truy cập ngay vào website:hoadondientuvt.vn hoặc liên hệ ngay tới số hotline 18008000